image banner
Di tích – Danh thắng

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khảo cổ, cách nay khoảng 4000 năm, những người tiền sử đã từng sinh sống trên địa bàn xã An Ninh Tây. Dấu vết của họ còn để lại ở di chỉ An Sơn thuộc ấp Sơn Lợi xã An Ninh Tây. Đây là một di chỉ cư trú và mộ táng quan trọng thuộc giai đoạn Tiền sử, có diện tích khoảng 15.000m2, cao khoảng 6m so với mặt đất xung quanh. Các cuộc khai quật năm 1938, 1978, 1997 và 2004 đã phát hiện ở di chỉ này tầng văn hóa dày 4m cùng một khối lượng lớn  hiện vật các loại như: đồ gốm, đồ xương, sừng, rìu có vai, rìu tứ giác cùng di cốt người cổ...Năm 1938, ông Louis Malleret đã tìm thấy nhiều gạch cổ và con lăn bằng sa thạch trên đỉnh gò. Trước đó vào năm 1910, nhân dân địa phương đã phát hiện có dấu vết kiến trúc bằng gạch dưới nền chùa Đất (nay là chùa Phước Trường)-một ngôi chùa nhỏ trên đỉnh gò. Điều này chứng tỏ rằng, đã có nền văn hóa tiếp nối sau thời Tiền sử tại di chỉ An Sơn. Với những giá trị nổi bật về khoa học và lịch sử, di chỉ An Sơn đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích quốc gia tại Quyết định số 324/QÑ-BHTTDL, ngaøy 26/1/2011. Ngoài ra, tại bến Cây Xoài, sát bờ trái sông Vàm Cỏ Đông, thuộc ấp An Ninh, xã An Ninh Tây, các nhà khảo cổ đã phát hiện 3 bờ đất cổ được đắp bằng sỏi đỏ, cao từ 3-4m so với mặt ruộng xung quanh và nhiều cọc gỗ cắm thành hàng dưới sông. Đây là dấu vết của một bến cảng cổ thuộc thời kỳ sau Óc Eo. Các di chỉ và hiện vật khảo cổ phát hiện ở An Ninh Tây cho thấy, ngoài hoạt động sản xuất nông nghiệp ruộng rẫy, người Tiền sử nơi đây đã có những hoạt động tìm kiếm sản vật trong vùng châu thổ-đầm lầy ven sông Vàm Cỏ Đông. Đời sống vật chất và tình thần của họ khá phong phú và đa dạng. 

 image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Thư viện ảnh